Đến thăm nhà tù Côn Đảo là đến với những trang sử hào hùng thông qua các di tích lịch sử còn nguyên giá trị cho đến ngày nay. Hệ thống nhà tù Côn Đảo – là nơi đã từng giam cầm và đày ải gần 20,000 chiến sĩ cách mạng. Những người con kiên trung thuộc nhiều thế hệ đã bị giam cầm, hy sinh tại “địa ngục trần gian”.
Ngày nay, Côn Đảo là một khu di tích lịch sử cách mạng vượt trên mọi thời đại. Nơi đây là điểm đến không chỉ của người dân Việt Nam mà cả nhiều du khách nước ngoài. Trong bài viết dưới đây, Du lịch Ánh Dương sẽ cung cấp những kinh nghiệm cần thiết khi tới thăm nhà tù Côn Đảo.
thăm Nhà tù Côn Đảo

Nhà tù Côn Đảo – địa danh lịch sử nổi tiếng tại Côn Đảo
I. Tìm hiểu về nhà tù Côn Đảo
1. Lịch sử hình thành nhà tù
Theo ghi chép của Ủy ban nhân dân huyện Côn Đảo, ngày 28/11/1861, thực dân Pháp chiếm Côn Đảo. Ngày 1/2/1862, Thủy sư đô đốc Pháp Bonard ký quyết định thành lập nhà tù để lưu đày, giam giữ những người chống lại chủ nghĩa thực dân Pháp và chế độ Sài Gòn cũ.
>>> Du lịch Côn Đảo và những kinh nghiệm không thể bỏ qua
Ở đây, chúng cho xây dựng hàng trăm xà lim, phòng giam, phòng biệt lập trong các hệ thống nhà tù Côn Đảo và ít nhất 18 sở tù để đày ải những người yêu nước và tù chính trị làm lao dịch khổ sai. Hệ thống nhà tù bao gồm các trại giam:
Bagne (Banh) I – hay còn gọi là Trại Phú Hải
Bagne II – Trại Phú Sơn
Bagne III – Trại Phú Thọ – Biệt lập chuồng gà
Bagne III phụ – Trại Phú Cường
Chuồng bò
Chuồng Cọp.
Banh II, Banh III, Banh phụ III và Chuồng cọp gồm 2 dãy, mỗi dãy có 60 phòng giam nhỏ và buồng tắm nắng. Ở Chuồng cọp, mỗi chuồng giam có những hàng song trần ở trên nóc, bên trên là lối đi dành cho cai ngục theo dõi tù nhân. Chúng coi người tù cách mạng không khác gì thú vật, sẵn sàng cầm những chiếc gậy dài chọc xuống. Khi tù nhân khát, cai ngục sẽ đổ ào nước xuống buồng giam chật chội, bẩn thỉu. Hình phạt dành cho những ai có dấu hiệu chống đối là rắc vôi bột xuống mịt mù.
Sau khi thực dân Pháp rút khỏi Côn Đảo, năm 1955, Mỹ ngụy tiếp quản Côn Đảo. Chúng xây dựng thêm 4 trại giam mới gồm:
Trại 5 (Trại Phú Phong)
Trại 6 (Trại Phú An)
Trại 7 (Trại Phú Bình – Chuồng cọp kiểu Mỹ)
Trại 8 (Trại Phú Hưng)
Mỗi trại tù có 2 dãy, mỗi dãy có 48 phòng giam biệt lập. Những người tù bị chúng đưa về đây để tra xét tàn bạo với những công cụ tra tấn rùng rợn, phi nhân tính.
Trong suốt quãng 113 năm tồn tại (1862-1975), nhà tù Côn Đảo chính là đại ngục 1 đi không trở về với mỗi người chiến sĩ yêu nước.
Để có được một Côn Đảo xinh đẹp mộng mơ như ngày hôm nay, vùng đất xương máu ấy quá khứ từng là một “địa ngục trần gian” đang hiện hữu ngay trước mắt mình chứ không đơn thuần chỉ là tưởng tượng. Ngày nay, mặc dù nhà tù không phải là một địa điểm linh thiêng nhưng vẫn luôn là một điểm đến rất hiếm khi du khách bỏ qua khi đi du lịch tâm linh tại Côn Đảo.
Nhà tù Côn Đảo
Nhà tù Côn Đảo chính là nơi giam cầm, tra tấn, đánh đập khoảng 20.000 người Việt Nam thuộc nhiều thế hệ.
2. Tham quan hệ thống nhà tù
Đến với hệ thống Nhà tù Côn Đảo du khách sẽ được thăm “nơi ở” vô cùng đặc biệt của các tù nhân yêu nước. Họ phải ở trong chuồng bò hôi thối quanh năm, trong chuồng cọp với hàng thép gai ngay trên đầu, nằm không duỗi thẳng chân, phơi nắng phơi sương vô cùng cực khổ. Hay những buồng giam tập thể thấp với mái nhà bằng proximang, những hôm trời nắng như một cái hầm lò, nóng như thiêu như đốt.
>>> Nên đi Côn Đảo mấy ngày để trải nghiệm hết những điều thú vị ?
Có tận mắt nhìn thấy những hình ảnh này, du khách mới hiểu hết được ý nghĩa của từ “địa ngục trần gian” và cảm nhận sâu sắc sự gian khổ mà thế hệ cha ông đã phải trải qua.
Bên cạnh đó, đến đây, du khách cũng sẽ được chứng kiến những màn tra tấn rừng rợn, có 1 không 2 lên cả thể chất và tinh thần những tù nhân yêu nước. Họ phải chịu cảnh đóng đinh vào răng, đóng đinh vào chân, nhét vào thùng phuy hay rắc vôi bột,… Những màn tra tấn mà chỉ tưởng tượng thôi cũng thấy khủng khiếp đến thế nào.
Thế mà các chiến sĩ của ta như cô Võ Thị Sáu, chiến sĩ Nguyễn An Ninh, Lê Hồng Phong,… vẫn đấu tranh, vẫn hoạt động dù trong hoàn cảnh khó khăn nhất.
>>> Thời điểm đi lễ Côn Đảo cuối năm đang đến gần cũng chính là mùa cao điểm tại đây với hàng nghìn lượt khách ghé thăm. Hãy cùng Ánh Dương Tours tham gia hành trình du lịch Côn Đảo 3 ngày 2 đêm với lịch khởi hành vào thứ 6 hàng tuần liên tục trong tháng 11, 12. Liên hệ ngay để được tư vấn và hướng dẫn chuẩn bị trước khi đi.
Tham khảo thêm:
Kinh nghiệm đi lễ Côn Đảo không phải ai cũng biết
Đến Côn Đảo nhất định phải viếng thăm mộ Võ Thị Sáu
Trại tù Phú Thọ ở Côn Đảo
Cầu tàu lịch sử 914 ở Côn Đảo
Trại Phú Bình ở Côn Đảo
II. Hệ thống nhà tù Côn đảo
1. Trại Phú Hải Côn Đảo
“Côn Lôn đi dễ khó về
Sống ngồi Phú Hải, chết về Hàng Keo”
Trung tâm cải huấn Phú Hải – trại Phú Hải Côn Đảo là một trại giám lớn và cổ nhất của hệ thống nhà tù Côn Đảo do chính Thực Dân Pháp xây dựng từ những năm cuối của thế kỷ 19. Nơi đây, bọn cai ngục dùng các đòn tâm lý để thuyết phục, giáo dục các chiến sĩ của ta quay lưng lại với phong trào cách mạng.
Với những lời mị dân, ngon ngọt chúng không mua chuộc được nên quay sang giam cầm, tra tấn tù nhân. Chúa đảo còn lập ra các sân chơi thể thao, bếp ăn, giếng để tắm, nhà vệ sinh, nhà nguyện, bệnh xá… nhưng các tù nhân lại không được dùng. Tất cả những thứ đó chúng dựng lên để đối phó với các đoàn giám sát về nhân quyền của quốc tế hòng đánh lừa dư luận.
Hệ thống nhà tù Côn Đảo

Hệ thống nhà tù Côn Đảo được chia thành nhiều khu vực với chức năng riêng nhưng mục đích chung vẫn là nơi giam giữ và tra tấn tù nhân.
2. Trại Phú Sơn Côn Đảo
Đây là một trong những nhà tù Côn Đảo được xây dựng khá sớm và được đầu tư rất nhiều tổng diện tích rộng lớn lên tới 13228 m2, trong đó có diện tích phòng giam là 2413 m2 với 14 xà lim và 1 khu biệt lập, 13 phòng giam tập thể.
Nhà phụ thuộc có diện tích là 854m2. Ngoài ra là diện tích của 1 phòng tối, và các khổng đất có cây xanh, nhà bếp, phòng ăn, bệnh xá, phòng hớt tóc, phòng giám thị, câu lạc bộ, phòng trật tự. Trại tù Phú Sơn Côn Đảo, một nỗi ám ảnh kinh hoàng của chiến tranh.
3. Chuồng cọp kiểu Pháp
Chuồng cọp kiểu Pháp gồm có 120 phòng giam, tổng diện tích 5.475 m2, có chắn song sắt bên trên, 60 phòng tắm nắng (không có mái che) đây là nơi dùng để hành hạ tra tấn, đàn áp gần 2.000 tù chính trị. Nếu có tù nhân nào bị nhốt trong chuồng cọp mà phản kháng thì bị cai ngục ở trên dùng cây sào chọc, tạt nước tra tấn.
Những người nữ cách mạng bị nhốt vào chuồng Cọp sẽ không được tắm rửa, bị đổ vôi và chất thải vào người từ phía trên chuồng cọp. Đây chính là 1 trong số nhiều những hình thức tra tấn vô cùng man rợ của thực dân.
Chuồng cọp kiểu pháp
Chuồng cọp kiểu pháp là 1 trong số nhiều những hình thức tra tấn vô cùng man rợ của thực dân.
4. Chuồng cọp kiểu Mỹ tại nhà tù Côn Đảo
Chuồng Cọp kiểu Mỹ có tổng diện tích: 25.788 m2, sau này gọi là trại Phú Bình. Gồm 4 khu: AB, CD, EF, GH, mỗi khu có 2 dãy mỗi dãy 48 phòng biệt lập. Tất cả những phòng biệt giam ở trong “Chuồng cọp” được xây dựng bằng bê tông, không có bệ để nằm mà tù nhân phải nằm dưới nền xi măng ẩm thấp.
Phía trên có song sắt tương tự như Chuồng cọp Pháp nhưng không có hành lang bên trên mái lợp được làm bằng tôn fibroximăng thấp, trời nắng phòng giam giống như một cái lò thiêu vậy. Mỗi phòng giam chỉ khoảng 5 m2, có tới tận 8-10 tù nhân ăn uống hay vệ sinh đều thực hiện tại chỗ.
Khi có sự kháng cự của họ thì cai ngục sẽ bắt phạt không cho đổ thùng vệ sinh trong phòng giam đến cả tuần khiến cho phòng giam bốc mùi hôi phân nước tiểu dính bê bết trên thân thể tù nhân khiến cho ghẻ lở, ngứa, rụng tóc là chuyện bình thường. Đây chính là một trại giam điển hình kiểu Mỹ, do chuyên gia Mỹ thiết kế bằng đô la Mỹ viện trợ. Chuồng Cọp này là trại giam khắc nghiệt nhất trong giai đoạn cuối cùng của nhà ngục này.
Chuồng cọp kiểu Mỹ

Chuồng cọp kiểu Mỹ là trại giam khắc nghiệt nhất trong giai đoạn cuối cùng của trại Phú Bình.
5. Khu biệt lập chuồng bò
Trại này được xây dựng để nuôi heo bò nhưng sau này để sử dụng để làm trại tù. Năm 1930, Pháp đã biến Chuồng Bò thành một nhà lao để giam các nữ tù nhân. Gần ngay đó là hầm chứa phân bò sâu 3m, chia thành 2 ngăn với hệ thống cống ngầm dẫn từ chuồng bò sang. Pháp dùng hầm chứa phân bò để ngâm người tù xuống với mục đích tra tấn.
Khu biệt lập chuồng bò gồm 9 phòng biệt giam 24 hộc chứa heo, 2 chuồng nuôi bò và một hầm chứa phân bò. Đến thời Mỹ – ngụy, khoảng cuối năm 1969, kẻ thù mang tù nhân chính trị teo cơ bại liệt về giam giữ ở đây. Đối với tù chính trị chống chào cờ họ cũng bị giam giữ ở khu chuồng bò. Họ tiếp tục bị đánh đập và không được ăn rau trong nhiều tháng.
6. Trại Phú Hưng Côn Đảo
Nằm trong hệ thống Nhà tù Côn Đảo do Mỹ ngụy xây dựng năm 1971 nhằm mục đích giam cầm những người yêu nước, những người chống chào cờ bọn chúng cũng đưa về đây. Trại Phú Hưng Côn Đảo có tổng diện tích 26.200 m2, gồm 20 phòng, mỗi phòng rộng chỉ 115 m2,
Hàng ngày, Mỹ – ngụy liên tục tăng cường khủng bố đàn áp liên tục về mặt tư tưởng hòng tiêu diệt lập trường chính trị của người tù. Tù nhân ở đây ngày nào cũng bị đánh đập, bị hành hạ tra tấn từ thể xác tới tinh thần từ ngày này qua ngày khác.
trai phu hung con dao
Tại trại Phú Hưng Côn Đảo tù nhân ngày nào cũng bị đánh đập, bị hành hạ tra tấn từ thể xác tới tinh thần từ ngày này qua ngày khác.
URL="https://anhduongtours.vn/kham-pha-sau-ben-trong-nha-tu-con-dao/"]https://anhduongtours.vn/kham-pha-sau-ben-trong-nha-tu-con-dao/[/URL]