Rối loạn cương dương do nội tiết tố

Có rất nhiều nội tiết tố ảnh hưởng đến chức năng tình dục của nam giới như Growth hormone (GH), Prolactine Follicle stimulating hormone (FSH), Luteinizing hormone (LH),… nhưng Testosterone giữ vai trò chính trong các chức năng hoạt động tình dục của đàn ông, đặc biệt kiểm soát chức năng cương của dương vật.

Khi nồng độ Testosterone cao sẽ tác động đến võ não làm tăng chất dẫn truyền thần kinh NANC (non-noradrenergic, non-cholinergic transmitters) giúp tăng chất NO trong máu, là chất sinh học giúp mạch máu dãn nở khởi phát hiện tượng cương. Ngược lại, Testosterone sụt giảm không đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể, nam giới sẽ mất khả năng kiểm soát “chú lính”. Khi đó, dương vật không có đủ độ cương cứng để tiến hành giao hợp, hay thời gian cương không đủ để duy trì sự mạnh mẽ trọn vẹn trong khi “yêu”… hoặc cũng có trường hợp “chú lính” phất cờ không đúng lúc, khiến người trong cuộc phải ngượng ngùng xấu hổ.

2. Rối loạn cương dương do thần kinh

Nghiện rượu, hút thuốc lá, sử dụng các chất kích thích, bệnh đái tháo đường… có thể làm ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương và ngoại vi từ đó gây rối loạn chức năng cương. Ngoài ra, với những bệnh nhân sau khi tiến hành phẫu thuật vùng bẹn bìu, bàng quang, vùng tiểu khu cũng làm ảnh hưởng đến các dây thần kinh kích thích dương vật cương cứng gây ra tình trạng rối loạn cương dương.

3. Rối loạn cương dương do tâm thần

Stress, căng thẳng luôn được cảnh báo là một trong những nguyên nhân gây bệnh rối loạn cương dương. Khi cơ thể bị stress, sẽ giải phóng nhiều hormone adrenalin và cortisol. Nhưng có một điều nghịch lý giữa Testosterone và hai hormone này là: nếu adrenalin và cortisol tăng thì Testosterone sẽ giảm, và ngược lại... Điều này càng đẩy nhanh sự thiếu hụt Testosterone, khiến nam giới dễ mắc bệnh rối loạn cương dương.