Theo bảng xếp hạng mới đây từ Global Real Estate Bubble Index vừa được UBS Group công bố cho thấy, hiện tại Hong Kong là thành phố có rủi ro bong bóng bất động sản cao nhất thế giới. Mặc dù chính quyền nước này đã sử dụng mọi biện pháp để hạ nhiệt nhưng giá nhà đều không có tác dụng.

Xem thêm: Cách thức rao bán nhà đất hiệu quả

Cũng theo bảng xếp hạng, Hong Kong đang đứng đầu danh sách về số năm mà người lao động cần làm việc để có thể mua được một căn hộ 60m2 gần trung tâm thành phố. Theo tính toán, một nhân viên lành nghề với mức lương trung bình trong ngành dịch vụ sẽ cần tới 22 năm. Xếp sau căn hộ Hong Kong là ở London. Người lao động ở đây phải việc trong 15 năm mới có thể sở hữu được một căn hộ của riêng mình. Kể từ năm 2012, giá nhà tại đây đã tăng trung bình 10% mỗi năm. Mặc dù chính quyền nước này đã sử dụng rất nhiều biện pháp hạ nhiệt giá nhà nhưng đều không có tác dụng. Hiện tại, căn hộ Hong Kong đang cân nhắc thắt chặt quy định với người mua từ nơi khác.


Làm cả đời mới mua được cặ hộ Hong Kong

Ngoài ra, Munich, Toronto, Vancouver, Amsterdam và London cũng là một trong những cái tên còn lại trong nhóm có rủi ro bong bóng bất động sản. Được biết, báo cáo của UBS chỉ tập trung vào 20 thành phố lớn của thế giới.
Đại diện UBS Group cho biết, trong vòng 5 năm qua, việc giá bất động sản tăng trung bình 35% tại các thành phố lớn đã gây ra một cuộc “khủng hoảng khả năng chi trả”. Đa số các hộ gia đình không còn đủ khả năng mua nhà tại các trung tâm tài chính hàng đầu thế giới mà không cần một khoản thừa kế lớn.
Theo các chuyên gia của UBS Global Wealth Management, các nhà đầu tư nên chọn lọc kỹ tại các thị trường có rủi ro bong bóng bất động sản như căn hộ Hong Kong, Toronto hay London. Cụ thể, UBS đã đánh giá rủi ro bằng các dấu hiệu như giá nhà quá chênh lệch với thu nhập và tiền thuê tại địa phương hay sự mất cân bằng trong nền kinh tế, như hoạt động cho vay và xây dựng tăng đột biến.
Mặc dù trong 1 năm qua, giá nhà tại hầu hết các thành phố này đã có xu hướng tăng chậm lại. Dù vậy, xu hướng bùng nổ lại xuất hiện ở các nền kinh tế lớn nhất khu vực đồng euro cũng như Vancouver và Hong Kong.

Nguồn: https://tapchidiaoc.org/tich-luy-22-...o-o-hong-kong/