Tình trạng tranh chấp diễn ra tại các dự án căn hộ chung cư đang ngày càng lan rộng mạnh mẽ hơn. Một trong những nguyên nhân xảy ra tranh chấp chung cư xuất phát từ vấn đề quỹ bảo trì chung cư. Vấn đề đặt ra là quản lý quỹ bảo trì chung cư hiệu quả cần thực hiện như thế nào?
Xem thêm: Khi thuê chung cư giá 4 triệu Hà Nội thì dự án nào là thích hợp nhất. Chi tiết xem tại landber.com/chi-tiet-tin/thue-chung-cu-gia-4-trieu-ha-noi-o-khu-vuc-nao-tot.html
Chủ đầu có thể bị khởi tố nếu cố tình chiếm dụng quỹ bảo trì chung cư
Không chỉ riêng tại Hà Nội mà còn rất nhiều thành phố khác trên cả nước tình trạng tranh chấp tại các tòa chung cư diễn ra ngày càng gay gắt hơn. Trước tình trạng tranh chấp, khiếu nại này phần lớn nguyên nhân xuất phát từ phí bảo trì chung cư.
Theo đó, Bộ xây dựng cũng đã có đề xuất với Thủ tướng chính phủ đề nghị Bộ công an và các ban ngành liên quan tiến hành điều tra, khởi tố, truy cứu trách nhiệm với các chủ đầu tư vi phạm trong quản lý vận hành chung cư, cụ thể là hành vi chiếm dụng quỹ bảo trì chung cư trái quy định pháp luật. Đề xuất này khi được áp dụng sẽ góp phần hạn chế các tranh chấp đồng thời việc quản lý quỹ bảo trì chung cư cũng được minh bạch hơn.

Tình trạng tranh chấp diễn ra tại các dự án căn hộ chung cư đang ngày càng lan rộng mạnh mẽ hơn
Theo ý kiến từ các luật sư việc đề xuất cho phép cơ quan Công an vào cuộc trong giải quyết vấn đề quỹ bảo trì chung cư là hợp lý. Tuy nhiên để khởi tố điều tra thì cần phải căn cứ theo Bộ luật hình sự đã được quy định.
Trong thời gian chờ các quy định pháp luật mới thì cư dân, ban quản trị nên chủ động vận dụng tối đa quyền và quy định trong pháp luật liên quan tới bản thân. Với những dự án chung cư mới mở bán sau ngày 10/12/2015 trong điều 36 Nghị định 99/2015/NĐ-CP đã quy định chủ đầu tư phải ghi thống nhất tài khoản đã mở trong hợp đồng mua bán hay thuê mua để ký với khách hàng bao gồm tên tài khoản, số tài khoản, tên tổ chức tín dụng nơi mở tài khoản, …
Quyền lợi của cư dân trong quản lý quỹ bảo trì chung cư
Đối với những khách hàng mua chung cư ngay từ khi ký hợp đồng với chủ đầu tư cần có sự cẩn trọng, cân nhắc kỹ. Khi phát hiện các vấn đề bất thường liên quan tới quỹ bảo trì chung cư nên gửi văn bản đến cơ quan nhà nước để buộc chủ đầu tư phải thực hiện đúng theo quy định, ngăn ngừa rủi ro xảy ra tranh chấp sau này.
Với những dự án chủ đầu tư vi phạm quy định bằng cách chiếm dụng quỹ bảo trì chung cư hay chậm bàn giao cần chủ động xem xét khởi kiện trước tòa để sớm phong tỏa tài sản, cưỡng chế thu hồi với các chủ đầu tư vi phạm.

Quản lý quỹ bảo trì chung cư như thế nào hiệu quả?
Vậy, quản lý quỹ bảo trì chung cư như thế nào hiệu quả?
Trong điều 36 Nghị định 99/2015/NĐ-CP quy định việc mở tài khoản riêng tại ngân hàng trước khi mở bán là hoàn toàn khả thi. Tuy nhiên cần giao cho ngân hàng đứng lên giữ vai trò giám sát đối với những lần thu phí bảo trì của chủ đầu tư.
Có thể hiểu đây là mô hình ngân hàng giám sát. Chủ đầu tư chỉ bàn giao cho khách hàng và các đơn vị quản lý vận hành khi đăng ký sử dụng căn hộ và có xác nhận từ ngân hàng giám sát là đã nộp đầy đủ phí bảo trì.
Công tác quản lý và sử dụng quỹ bảo trì đề hiệu quả cao cần thực hiện theo đúng quy định pháp luật đề ra và cần được công khai minh bạch. Có như vậy tình trạng tranh chấp chung cư sẽ được hạn chế.
Tại nhiều quốc gia trên thế giới gọi quỹ bảo trì chung cư là quỹ công sản. Quỹ này rất minh bạch do phần lớn tiền đều do ngân hàng nắm giữ chứ không dùng tiền mặt như Việt Nam. Hơn nữa, việc quản lý này do cơ quan độc lập có uy tín Nhà nước đứng ra thẩm định, nếu đủ điều kiện mới được vận hành.
Bên cạnh đó nhiều người cũng cho rằng, quỹ bảo trì là tài sản chung của toàn bộ cư dân dự án đó nên trách nhiệm kiểm soát và giám sát cần có cư dân tham gia nhiều hơn. Tuy nhiên nếu tập thể thiếu trách nhiệm hoặc bỏ tài sản chung thì sẽ khó có bên nào đứng ra bảo vệ chính tài sản của họ được.
Nguồn: http://muachungcu.org/bai-toan-quan-...g-cu-hieu-qua/