Gas lạnh đóng vai trò hết sức quan trọng trong máy điều hòa nhiệt độ, thiếu gas sẽ dẫn tới điều hòa hoạt động không bình thường như kém lạnh, mất lạnh hoặc thậm chí ngừng hoạt động



Chính vì tầm quan trọng của gas với máy điều hòa nhiệt độ nên người sử dụng cần biết những dòng máy lạnh như may lanh panasonic của mình đang đủ hay thiếu gas? máy dùng loại gas nào? thiếu gas thì nên nạp thêm ở đâu? Giá cả bao nhiêu?... ITPS sẽ giúp bạn tìm hiểu kỹ hơn về gas điều hòa và những lưu ý xung quanh việc nạp gas máy lạnh nhà bạn.

Khi máy lạnh nhà bạn có hiện tượng không lạnh, chảy nước hay có hạt tuyết li ti đóng trên dàn lạnh…thì bạn nên biết rằng máy lạnh cần vệ sinh hay nguyên nhân là do máy lạnh thiếu gas cần nạp gas kịp thời. Và khi sử dụng máy lạnh bạn nên tìm hiểu khi nào cần châm gas cho máy lạnh và châm lượng bao nhiêu vừa đủ

Làm sao biết máy lạnh hết gas?

Khi máy lạnh hết gas bạn cần phải thay gas mới ngay để máy lạnh hoạt động luôn ổn định. Máy lạnh hết gas thường có những dấu hiệu như:

– Bật chiều lạnh thì dàn lạnh không tỏa ra hơi lạnh hoặc hơi lạnh tỏa ra yếu, còn dàn nóng không có hơi nóng thổi ra.

– Bật chiều nóng thì dàn lạnh không tỏa ra hơi nóng và dàn nóng không thổi ra hơi lạnh.

Đối với 1 số dòng máy lạnh cao cấp như may lanh daikin , toshiba, panasonic, lg... có bộ phận cảm biến cảnh báo tình trạng gas trong máy. Khi máy lạnh sắp hết gas, hệ thống này sẽ cảnh báo cho người dùng biết.

Một hiện tượng cần châm gas máy lạnh

Máy lạnh có mùi hôi

Máy lạnh không lạnh

Máy lạnh báo lỗi mạch điều khiển

Máy lạnh chạy ngắt sớm

Máy lạnh đóng tuyết trên dàn lạnh

Máy lạnh chạy liên tục nhưng đạt nhiệt độ không theo yêu cầu

Máy lạnh chảy nước

tháo lắp máy lạnh giá rẻ

Hai loại ga thường dùng cho điều hòa

Có nhiều loại ga dùng cho điều hòa nhưng hiện trên thị trường hai loại ga được sử dụng phổ biến nhất là R22 và R410A. Ga R22 được sử dụng nhiều do giá cả thay nạp rẻ hơn so với ga R410A.

Quy trình nạp ga R22 khá đơn giản, không đòi hỏi nhiều thiết bị kỹ thuật phức tạp và giá thành rẻ hơn so với ga R410A. Thợ kỹ thuật chỉ cần xác định lượng ga thiếu hụt để nạp bổ sung và không cần phải xả hết phần ga còn lại trong đường ống. Tuy nhiên, ga R22 gây hại tới tầng ozon.

Với ga R410A, quy trình nạp khá phức tạp, đòi hỏi thợ kỹ thuật phải có tay nghề cao và có chi phí đắt hơn ga R22. Khi nạp, nhân viên kỹ thuật cần tiến hành các công đoạn gồm: Thao tác thử kín, hút chân không, kiểm tra độ kín tuyệt đối, xả hết ga còn lại trong đường ống và nạp ga mới. Với máy lạnh sử dụng ga R410A thì mỗi lần nạp ga phải nạp mới hoàn toàn, không nạp bổ sung như ga R22.

Ưu điểm của ga R410A là tạo độ lạnh sâu, tiết kiệm điện hơn nếu được lắp đặt đúng kỹ thuật và không phá hủy tầng ozon, bảo vệ môi trường.