Theo thống kê của Bộ Xây dựng, tính đến đầu tháng 6, tồn kho bất động sản còn khoảng 83.519 tỷ đồng, giảm 45.029 tỷ đồng tương đương 35,03% so với quý 1/2013 và 938 tỷ đồng so với thời điểm kết thúc năm 2013. Chỉ so sánh tính với mốc giá trị tồn kho bất động sản của quý 1/2014 thì cũng đã giảm được 526 tỷ đồng. Hàng hóa tồn kho bất động sản tại địa ốc alibaba còn đọng trong phân khúc chung cư khoảng 17.445 căn hộ, tương đương 26.512 tỷ đồng; tồn kho nhà thấp tầng ước 13.862 căn, khoảng 23.620 tỷ đồng; tồn kho đất nền nhà ở hơn 8,9 triệu m2, tương đương 28.841 tỷ đồng. Cùng đó, tồn kho đất nền thương mại cũng vào khoảng 1.637.782 m2, tương đương 4.545 tỷ đồng.


Lượng tồn kho chủ yếu rơi vào phân khúc chung cư với 2.644 căn (khoảng 2.955 tỷ đồng), nhà thấp tầng 2.722 căn (tương đương 7.960 tỷ đồng). Hiện tồn kho nhà thấp tầng tại địa bàn Hà Nội giảm không nhiều và tính thanh khoản kém tập trung chủ yếu vào các dự án xa trung tâm, chưa hoàn hành đầu tư, chưa có hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đồng bộ. Điển hình là khu đô thị mới Lê Trọng Tấn tại quận Hà Đông tồn kho trên 2.000 căn; Dự án Gamuda-công viên Yên Sở gần 300 căn và một lượng đáng kể khác tại dự án Nam An Khánh...

Năm 2009, thị trường BĐS "sốt" hừng hực từng ngày từng giờ với hàng chục, hàng trăm giao dịch được tiến hành theo trào lưu "ăn xổi". Là địa bàn phát triển "chóng mặt" về số lượng các dự án đầu tư xây dựng nhà ở, KĐT tập trung, Hà Nội càng "nóng" về chuyện quỹ đất TĐC. Không chỉ như vậy, sức ép đối với nhà chức trách địa phương còn gia tăng bởi nhu cầu nhà ở xã hội, nhà ở giá rẻ, nhà chính sách ngày càng lớn.

Chiếm giá trị lớn nhất trong tổng số giá trị hàng hóa bất động sản tồn kho là Tp.HCM với con số ước tỉnh khoảng 15.804 tỷ đồng. Tuy nhiên, con số này đã giảm 12.938 tỷ đồng so với quý I/2013, giảm 1.665 tỷ đồng so với năm 2013 và giảm 138 tỷ đồng so với mốc thống kê đến 30/4/2014. Giá trị tồn kho lớn nhất vẫn tập trung vào dự án long phước với 7.015 căn, khoảng 12.115 tỷ đồng. Tuy nhiên, tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong những tháng đầu năm 2014, các dự án chung cư tại Phú Mỹ Hưng, quận 7 và một số quận, huyện gần trung tâm thành phố được tiêu thụ khá tốt đã tác động làm giảm lượng tồn kho của thị trường.

Trong số các dự án giải phóng hàng tồn kho tốt phải kể đến dự án Green Valley – Phú Mỹ Hưng, Sunrise City – Quận 7. Trong khi đó, các dự án có giá bán cao, ở các vị trí xa trung tâm, chưa có hạ tầng xây dựng đồng bộ vẫn tồn kho nhiều. Nhà thấp tầng do trước đây đã có mức giá bán cao, nhiều dự án đầu tư dở dang nên không có nhiều giao dịch. Trong khi đó, tồn kho bất động sản tại Hà Nội hiện có tổng giá trị khoảng 10.915 tỷ đồng, giảm 6.145 tỷ đồng so với quý I/2013, giảm 2.055 tỷ đồng so với kết thúc năm 2013 và tiếp tục giảm thêm 183 tỷ đồng so với 30/4/2014.

Đây là lý do căn bản dẫn tới sự kiện Hà Nội xây dựng một đề án về các KĐT mới nhằm phục vụ TĐC (năm 2009). Thời điểm đó, đã có 80 dự án xây dựng nhà ở TĐC được triển khai theo phương thức đầu tư trực tiếp. Cuối quý II/2009, một số khu TĐC đưa vào hoạt động một cách hiệu quả như: Nam Trung Yên (Q.Cầu Giấy), Trung Hoà – Nhân Chính (Q.Thanh Xuân), khu 5,3 ha Dịch Vọng, khu tái định cư 7,2 ha Vĩnh Phúc (Q.Ba Đình), 80 căn hộ khu Pháp Vân – Tứ Hiệp (Thanh Trì); 780 căn KĐT Nam Thăng Long (Q.Tây Hồ)… Tuy nhiên, theo chính lãnh đạo UBND Tp.Hà Nội tính toán, với khoảng 1 vạn căn hộ TĐC được hoàn thành (từ 2009 tới 2011), chưa đáp ứng nổi nhu cầu khổng lồ từ thực tế. Đề án "Xây dựng các khu đô thị mới phục vụ TĐC và nhà ở xã hội, nhà ở chính sách" cũng từ đây được giao cho Sở Xây dựng Hà Nội.

Chỉ sau vài tuần, trong cuộc hội thảo về GPMB và nhà TĐC, nhiều chuyên gia đầu ngành thẳng thừng đề nghị "xóa" khái niệm nhà TĐC và bỏ cung cách xây dựng nhà TĐC đang làm. Thay vào đó, chính quyền nên tập trung khuyến khích phát triển các loại nhà ở theo nhiều mức giá để người dân lựa chọn theo ý mình. Bởi khoảng 70% người dân TĐC ở Hà Nội, Tp.HCM phải tìm cách nhượng lại nhà TĐC, vì điều kiện ăn ở, hạ tầng không phù hợp với lối sống, kế sinh nhai. Đồng thời, hạ tầng kỹ thuật tại các khu TĐC thường không đồng bộ, công trình không có độ bền chất lượng… Tuy nhiên, ý kiến từ cuộc họp này đã "rơi" vào khoảng không, cho tới mới đây, Bộ Xây dựng "nhen" lại với nội dung… chưa thực sự thuyết phục.

Xoay quanh giải pháp cho vấn đề chất lượng, lẫn quản lý và khai thác vận hành nhà TĐC, Xây dựng đề xuất bỏ khái niệm "nhà TĐC" và không cấp phép xây dựng cho dự án nhà TĐC mới. Thay vào đó sẽ là những dự án nhà ở xã hội có dành tỷ lệ nhất định căn hộ phục vụ TĐC. Cũng như trước đây, đến lượt một lãnh đạo cấp bộ "nhắc nhở" doanh nghiệp: phải chú trọng đến chất lượng công trình, cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật của dự án…