Theo thống kê, liên quan đến lĩnh vực bất động sản hiện có khoảng 400 văn bản hướng dẫn thi hành các bộ luật. Nhiều chuyên gia địa ốc alibaba cho rằng, thủ tục rườm rà là một trong những nguyên nhân đẩy giá bất động sản tăng cao, khiến thị trường trì trệ. Đáng lưu ý, một số chuyên gia cho biết mặc dù liên tục kêu gọi cắt giảm thủ tục hành chính trong lĩnh vực bất động sản (BĐS), nhưng thực tế thủ tục không giảm mà còn tăng. Thủ tục nhiều, rườm rà, chính sách luật vẫn thiếu chặt chẽ dẫn đến tình trạng gây khó khăn cho người dân, doanh nghiệp (DN) và tăng giá thành BĐS.


Bà Lưu Thị Thanh Mẫu, Tổng giám đốc dự án long phước nhận định: “Thủ tục hành chính kéo dài, dẫn đến DN bị động, BĐS đội giá lên cao. Trong khi đa số là DN vừa và nhỏ mới hình thành trong giai đoạn đất nước đổi mới nên năng lực chịu đựng và vượt khủng hoảng chưa tốt”. Ông Nguyễn Văn Đực, Phó chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM dẫn chứng cụ thể: Nếu 5 - 7 năm trước, một dự án chỉ mất khoảng 7 tháng là xong thủ tục hành chính, thì nay mất 3 - 5 năm, thậm chí 7 năm mới xong. Do đó, nếu cắt giảm được 50 - 70% thủ tục hành chính, tức mỗi dự án DN chỉ mất khoảng 1 năm là xong khâu thủ tục, chắc chắn giá nhà đất sẽ giảm đáng kể.

Tại TP.HCM, trong một báo cáo mới đây gửi Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo TP cho rằng cần bỏ hẳn khái niệm “Tiền sử dụng đất”, thay thế bằng sắc thuế khoảng 10% hoặc 15% bảng giá đất. Như vậy, vừa minh bạch, vừa dễ tính toán và loại trừ được cơ chế xin - cho; đồng thời hạn chế việc thu Tiền sử dụng đất một lần mà duy trì nguồn thu lâu dài. Bởi việc thu Tiền sử dụng đất một lần sẽ tạo áp lực vốn cho nhà đầu tư, hạn chế việc tăng cung và tạo áp lực tăng giá BĐS. Về thủ tục hành chính, lãnh đạo UBND TP kiến nghị các bộ, ngành cần nhanh chóng cải tiến trình tự, thủ tục chuẩn bị đầu tư, phê duyệt dự án để rút ngắn thời gian đầu tư.

Lâu nay, khi nói đến bất động sản (BĐS), hầu hết đều chỉ nhắc tới các dự án đất nền, biệt thự liền kề, căn hộ chung cư, căn hộ văn phòng cho thuê… mà quên mất loại hình BĐS doanh nghiệp, xây dựng nhà xưởng, cho thuê xí nghiệp, kho bãi, các dự án đầu tư mặt bằng phục vụ sản xuất...Thực tế, đây là phân khúc được các chuyên gia đánh giá rất tiềm năng và có triển vọng nhất trong năm 2014. Tuy nhiên, phân khúc BĐS này vẫn chưa được đầu tư, khai thác đúng cách, triệt để.

Không chỉ DN, ngay cả người dân, nhà đầu tư cũng bị hành vì thủ tục hành chính trong lĩnh vực nhà đất quá nhiêu khê. Có những việc được công bố công khai, nhưng khi người dân cần cũng không dễ tiếp cận. Mới nhất là việc tiếp cận thông tin quy hoạch trước khi ra quyết định mua nhà đất. Theo một lãnh đạo Sở quy hoạch - Kiến trúc TP.HCM, người dân chỉ cần đến các quận huyện, phường xã sẽ được cung cấp ngay thông tin quy hoạch chi tiết của từng thửa đất mà không phải mất phí. Thế nhưng, trên thực tế người dân tiếp cận thông tin này rất vất vả. Như quận 7 yêu cầu phải mua đơn xin thông tin quy hoạch, 20 ngày sau mới có kết quả. Quận Bình Thạnh lại yêu cầu người dân đợi đến mỗi chiều thứ hai mới được gặp những người phụ trách lĩnh vực này. Bộ Xây dựng còn đưa ra quy định người dân mua đất trong các dự án phát triển nhà ở cũng phải xin phép xây dựng, thẩm tra thiết kế ngay cả khi dự án đã được duyệt quy hoạch chi tiết 1/500... Những quy định hành là chính này khiến thị trường BĐS bị vạ lây khi người dân "sợ" bỏ tiền mua nhà đất.

Cuối năm 2013, khi gặp gỡ với các DN BĐS tại TP.HCM, ông Vũ Viết Ngoạn, Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia cho rằng khó khăn thời gian qua tác động đến thị trường xoay quanh cơ chế chính sách. Nhất là Nghị định 69 tính Tiền sử dụng đất quá cao, cùng với đó là thủ tục hành chính rườm rà, phức tạp. Không những thế, cơ chế phối hợp để ra một chính sách còn rườm rà, phức tạp... Vì vậy, các chính sách cần quan tâm đến đối tượng DN và người dân hơn.

Theo các chuyên gia, Việt Nam luôn là một trong những điểm hấp dẫn, thu hút đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài, bởi môi trường chính trị ổn định, kinh tế đang phát triển, nguồn nhân công trẻ dồi dào cộng thêm vị trí thuận lợi về giao thông, cửa ngõ của các hoạt động giao thương quốc tế. Không những thế, Nhà nước đã và đang chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở vật chất các khu công nghiệp, khu chế xuất nhằm tạo điều kiện tiếp cận thuận lợi, dễ dàng hơn đồng thời tăng sức hút với các nhà đầu tư.

Quy định rõ trách nhiệm và chế tài trong việc chậm trễ thẩm định và phê duyệt dự án, giao đất. Điều chỉnh, bổ sung chính sách giải phóng mặt bằng để tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ đầu tư các dự án nhằm tăng cung hàng hóa cho thị trường BĐS... Đối với các dự án tạm ngưng thi công do thiếu vốn, cần tạo điều kiện để chủ đầu tư chuyển nhượng dự án cho nhà đầu tư có kinh nghiệm và năng lực tài chính tiếp tục triển khai thực hiện dự án, giảm bớt rủi ro và thiệt hại cho những khách hàng mà chủ đầu tư đã huy động vốn.