Viêm khớp dạng thấp là một loại bệnh tự miễn, nghĩa là cơ thể tự sinh ra kháng thể chống lại chính các tế bào của mình, tự hủy hoại mình, bệnh kéo dài, không thể điều trị khỏi hoàn toàn, là bệnh mãn tính.

1. Nguyên nhân gây viêm khớp dạng thấp:

Bệnh gặp ở mọi nước, mọi dân tộc, nhưng ở các nước có khí hậu lạnh - ẩm thì nhiều người mắc hơn. Ở Việt Nam khoảng 0,5% người bị viêm khớp dạng thấp. Nữ thường mắc nhiều hơn nam, tuổi trung niên( 30-35 tuổi) hay bị bệnh này.
[img]//bizweb.dktcdn.net/100/193/864/files/ngoi-nhieu-viem-khop-nguoi-tre-tuoi-xuong-khop-te-te.jpg?v=1494473664393[/img]

Đau tay do viêm khớp dạng thấp

Tác nhân gây bệnh có khả năng là virut Epstein Barr, nó làm thay đổi cấu trúc kháng nguyên của tế bào màng hoạt dịch khớp, làm sinh ra một kháng thể (yếu tố dạng thấp). Chính sự kết hợp kháng thể này và kháng nguyên tạo nên những phức hợp miễn dịch. Phức hợp này kích thích các mô ở khớp sản xuất ra yếu tố gây viêm (prostaglandin, Hageman) và hấp dẫn tập trung bạch cầu đa nhân và đại thực bào, giải phóng các men tiêu thể, phá hủy các mô và gây viêm. Đồng thời các lympho bào ở màng hoạt dịch khớp cũng tạo ra một lượng lymphokin có tác dụng phá hủy mô và gây viêm. Việc phá hủy mô ở khớp lại cung cấp yếu tố kháng nguyên, do đó quá trình miễn dịch - viêm cứ kéo dài lặp đi lặp lại thành mạn tính.

[img]//bizweb.dktcdn.net/100/193/864/files/bien-dang-viem-khop-dang-thap-xuong-khop-te-te.jpg?v=1502247199014[/img]


Viêm khớp dạng thấp có tính di truyền, nghĩa là trong gia đình có bố mẹ bị khớp thì con cái có nguy cơ bị viêm khớp rất lớn ( Chiếm tới 60-70% ở những bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp).
- Tuổi tác:

Nguy cơ phát triển các loại viêm khớp dạng thấp hầu hết tăng theo độ tuổi. Cùng với sự lão hóa của cơ thể, các sụn khớp cũng bị bào mòn đi. Nghiên cứu cho thấy khi tới ngưỡng 50 tuổi thì có 90% khả năng các lớp sụn suy giảm chức năng và bệnh viêm khớp dạng thấp xảy ra khi các lớp sụn bị bào mòn và mất đi.
- Thừa cân và béo phì:

Trọng lượng dư thừa cũng sẽ là khởi đầu và tiến triển của viêm khớp xương, đặc biệt là xương đầu gối bởi bộ phận này phải chịu đựng một áp lực quá tải từ trọng lượng cơ thể. Hầu hết các khớp chịu lực lớn trong cơ thể như khớp háng, gối, cột sống đều bị ảnh hưởng của viêm khớp dạng thấp.
- Yếu tố cơ địa:

Bệnh viêm khớp dạng thấp có liên quan rõ rệt đến giới tính (70-80% bệnh nhân là nữ), những người có cơ địa yếu hơn (phụ nữ) thường có nguy cơ mắc bệnh xương khớp nhiều hơn, đặc biệt là sau mãn kinh khi tình trạng loãng xương xảy ra.
- Nghề nghiệp:
Những người làm việc quá sức, thường xuyên phải mang vác nặng hay một số ngành nghề liên quan đến khớp đầu gối uốn cong lặp lại nhiều lần cũng có nguy cơ viêm xương khớp đầu gối.
Các yếu tố thuận lợi khác: Môi trường sống ẩm thấp, thời tiết mưa lạnh. Khi cơ thể bị suy yếu, mệt mỏi hoặc sau phẫu thuật.
2. Triệu chứng viêm khớp dạng thấp:

Triệu chứng khởi phát:
- Bệnh thường bắt đầu sau chấn thương thể chất hoặc tinh thần, thay đổi nội tiết….hoặc cũng có thể không có lý do gì.
- Bệnh tiến triền từ từ, tăng dần.
- Bắt đầu viêm một khớp: Cổ tay, bàn tay, ngón tay, gối, cổ chân…Có đến 70% người bệnh như vậy.
- Khớp viêm hơi sưng, hơi nóng, đau âm ỉ cả ngày đêm, nửa đêm về sáng đau tăng. Sáng dậy có cảm giác cứng khớp, khó vận động. Viêm khớp gối thì co sưng nhiều hơn (Xương bánh chè có cảm giác bập bềnh).
- Người bệnh mệt mỏi, sốt nhẹ, chán ăn, gầy sút.
- Triệu chứng kéo dài vài tuần đến vài tháng, đau tăng dần, số khớp viêm có thể tăng thêm, có thể không.

Triệu chứng toàn phát:
- Viêm nhiều khớp, chủ yếu các khớp vừa và nhỏ ở chi. Các khớp lớn( vai, cột sống) viêm đến muộn hơn.
- Các khớp viêm có sưng, đau, khó vận động, đau nhiều về đêm, trở lạnh.
- Khớp viêm có tính đối xứng (98%) buổi sáng dậy bị cứng khớp, bàn tay khó nắm, khó đi lại (89%).
Hiểu đúng nguyên nhân và triệu chứng của viêm khớp dạng thấp để người bệnh tìm được cho mình phương pháp điều trị hiệu quả nhất, giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của chính họ.

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------