Thanh tra TP Hà Nội vừa báo cáo UBND TP kết luận thanh tra việc công ty địa ốc alibaba chấp hành các quy định của pháp luật về xây dựng dự án khu đô thị mới Vân Canh (Hoài Đức, Hà Nội) do Tập đoàn phát triển nhà và đô thị Việt Nam (HUD) làm chủ đầu tư. Kết luận của thanh tra cho thấy đã có hàng loạt sai phạm ở khu đô thị này.


Cụ thể, từ tháng 11 đến 12-2008, Tập đoàn HUD đã ký 6 hợp đồng với các công ty trực thuộc về ủy quyền thực hiện quyền của chủ đầu tư trong việc triển khai đầu tư xây dựng và kinh doanh công trình trên một số lô đất thuộc giai đoạn 1 dự án. Tuy nhiên, tại thời điểm trên, UBND TP chưa ra quyết định phê duyệt giá trị quyền sử dụng đất của dự án xây dựng khu đô thị mới Vân Canh.

Điều đó đồng nghĩa với việc khi đó HUD chưa nộp Tiền sử dụng đất, chưa được bàn giao đất. Công ty địa ốc alibaba cũng chậm nộp tiền sử dụng đất theo quy định khi mới chỉ nộp gần 484 tỷ đồng trên tổng số gần 844 tỷ đồng phải nộp. Số tiền phạt chậm nộp tính đến ngày 28-2-2011 gần 227 tỷ đồng.

Tập đoàn này cũng vi phạm khi chuyển đổi sai mục đích khu đất gần 8.000m2 được quy hoạch trồng cây xanh thành 2 sân tennis và nhà quản lý. Trong quá trình xây dựng, các lô nhà liền kề, biệt thự (giai đoạn 1) xây dựng không đúng chiều cao tầng và mật độ theo quy hoạch.

Từ việc giảm mật độ xây dựng dẫn đến giảm diện tích sàn xây dựng hơn 8.400m2 so với quy hoạch. Hàng loạt lô nhà, các công ty đã lập bản vẽ thiết kế kỹ thuật thi công, thế nhưng thực tế khi thi công không đúng so với thiết kế cơ sở được duyệt như thay đổi chiều cao tầng, bớt số cột, thay đổi chiều dài, chiều rộng nhà, kết cấu mái… Quá trình bán nhà của HUD cũng có “vấn đề” khi năm 2009, Tập đoàn này đã ký hợp đồng bán 14 căn nhà không qua sàn giao dịch BĐS, dẫn đến nhiều sai phạm tương tự ở các công ty con.

Đâu là sơ hở để những kẻ lợi dụng pháp luật làm giàu từ tài sản của người khác một cách đúng luật? Các cơ quan pháp luật cần làm gì để bảo vệ quyền lợi chính đáng của các nạn nhân và xử lý họ bằng Luật Hình sự? Chúng tôi sẽ đề cập đến vấn đề này trong loạt bài viết sau đây. Khi đặt bút ký hợp đồng chuyển nhượng nhà đất để vay tiền, anh Trần Gia Cương không ngờ, đây là căn nguyên để ngôi nhà trị giá gần chục tỷ đồng của mình trở thành của người khác. Nhiều người có nhu cầu vay vốn, có tài sản thế chấp nhưng vì nhiều lý do khác nhau không tiếp cận được với ngân hàng nên đành qua kênh trung gian hoặc tìm đến "tín dụng đen".

Để được giải ngân một đồng, họ phải ký kết chuyển quyền sở hữu tài sản giá trị gấp chục lần. Khi có trong tay "bảo bối" này, những kẻ kiếm tiền bất chấp tín nghĩa đem thế chấp ngân hàng hoặc bán sang tay người khác để thu hàng tỷ đồng hoặc ngồi chờ hết hạn rồi nghiễm nhiên trở thành chủ nhà….

"Họ chuyển tên trong GCNQSDĐ lúc nào tôi cũng không biết, nếu biết chắc chắn tôi sẽ tỉnh ngộ sớm hơn", anh Cương chua xót cho biết. Theo cách nghĩ của anh, việc vay "tín dụng đen" thì phải cầm cố tài sản. Anh cũng nghĩ rằng, việc họ yêu cầu anh ký "Hợp đồng chuyển nhượng nhà đất" nhằm "cầm đằng cán" khi cho vay tiền mà không nghĩ đến khả năng, Mông Thị Ngọc không trả nợ thì anh mất nhà. Lúc hiểu ra, Hợp đồng này là căn cứ để cơ quan quản lý nhà đất sang tên đổi chủ, cơ quan thuế thu thuế và là cái để Tòa án (nếu anh khởi kiện), người mua trong Hợp đồng mua bán này mới là chủ tài sản thì đã quá muộn. Hy vọng cuối cùng của anh là mong cơ quan Công an làm rõ việc làm trên của Mông Thị Ngọc. Nếu bị xử lý nghiêm bằng hình sự, Ngọc sẽ phải trả lại tài sản cho anh.

Không mất nhà như kiểu anh Cương, trường hợp chị Nguyễn Bạch Như, nạn nhân của trò lừa bịp của "cò" tín dụng còn bị tòa án tuyên mất nhà ngay giữa công đường. Trong số báo tiếp theo, chúng tôi đăng tải vấn đề này để bạn đọc có cái nhìn đa dạng về những cái bẫy tinh vi được sắp đặt một cách đúng luật khác.

Ngày 7/3, tới xóm Tháp, xã Đại Mỗ, huyện Từ Liêm, Hà Nội, hỏi thăm gia đình anh Trần Gia Cương, tôi được chị bán hàng bên cạnh giếng láng chỉ đến nhà mẹ vợ anh. Việc vợ chồng anh Cương, chị Dung mất nhà, cả gia đình 5 người phải đến tá túc bên nhà bà ngoại cả làng ai cũng biết. Thế nên khi được mẹ vợ anh Cương chỉ cho thấy, căn phòng rộng chừng 10m2, vốn được gia đình bà xây dựng để làm bếp nay là nơi ngủ nghỉ của gia đình anh, tôi càng thấy xót xa. Được bố mẹ đẻ cho 100m2 đất, bố mẹ vợ tạo điều kiện làm ăn, cùng nỗ lực bản thân vợ chồng tích cóp để xây dựng nên căn nhà 3 tầng khang trang nằm ven làng. Thế mà…

Khác với các chủ nợ - nạn nhân của các vụ vỡ nợ hàng trăm tỷ đồng bị sập bẫy lãi suất. Những người mất trắng ngôi nhà mình đang ở hay những thửa đất do ông cha mình để lại, lại do "dính" chiêu ủy quyền, chuyển nhượng nhà đất. Khi hạ bút ủy quyền, chuyển nhượng cho người khác đứng tên sở hữu tài sản của mình, họ đã tạo ra cơ sở pháp lý để những kẻ bất tín chờ thời cơ chiếm đoạt tài sản của mình một cách hợp pháp.

Do thiếu tiền hoàn thiện nhà, cuối năm 2010, anh Cương đến Công ty TNHH TM&DV tổng hợp Phương Anh. Tại đây, anh gặp Mông Thị Ngọc, trú quán tại khu tập thể Quân đội, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội và cũng là kế toán trưởng. Biết anh có tài sản và cần vay 200 triệu, Ngọc liền dẫn dắt anh vào những mối quan hệ vay mượn phức tạp. Anh Cương chỉ cần nghe và đặt bút ký. Có những lúc ngộ nhận ra thì "bút sa gà chết" nhưng anh vẫn bị cuốn vào vòng ký bán nhà với họ… Khi tỉnh giấc, ngoài việc mất đứt căn nhà mới xây, anh còn mất thêm 928 triệu - số tiền mà Ngọc bảo với anh đưa để chuộc nhà...

Ngay từ đầu, Ngọc đề nghị anh đưa Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) để ra ngân hàng vay tiền giúp. Chị này bảo rằng, sẽ vay số tiền lớn nhất có thể, anh dùng bao nhiêu, còn lại bao nhiêu Ngọc vay nốt. Tiền anh sử dụng, anh trả lãi theo ngân hàng. Số còn lại chị ta dùng và trả lãi ngân hàng sòng phẳng. Đang bí vì cuối năm, đem GCNQSDĐ ra ngân hàng thế chấp nhưng không được chấp nhận, anh Cương tin tưởng giao ngay.

Sau đó, lấy lý do ngân hàng chưa thẩm định được nên Ngọc phải vay tạm ở ngoài. Lãi anh không phải trả, Ngọc trả. Thế là ý định thế chấp sổ đỏ, vay tiền ngân hàng của anh bị hướng lái sang vay tư nhân. Do cần tiền, lại tin tưởng Ngọc là người làm ăn đứng đắn nên anh đồng ý ký "Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất" mang trên Trần Gia Cương, số 426, tờ bản đồ số 8, diện tích 100m2 tại xóm Tháp, xã Đại Mỗ cho ông M., ở quận Long Biên, Hà Nội để vay 1,5 tỷ đồng.

Đang trong niềm hân hoan có nhà mới, anh Cương nhận được đề nghị ký vay thêm tiền để chuyển sổ đỏ sang cho người tên D., ở Gia Lâm của Ngọc. Lý do chị này đưa ra là, "anh D. sẽ cho Ngọc vay thêm tiền". Nể người bạn mới, anh ký. Sau một thời gian chờ đợi không thấy Ngọc chuộc sổ đỏ về thế chấp vay ngân hàng như đã hứa, anh hỏi thì lại nhận được lời hẹn….

Tưởng cầm số giấy tờ với chữ ký tươi rói cùng lời cam kết cứ như thật của Ngọc là chắc ăn, nào ngờ đây chỉ là những động tác giả. Khi đến hạn, Ngọc không trả số tiền 4,5 tỷ đồng mà anh phải ký kết chuyển nhượng nhà đất để vay của anh T., anh H., chị ta còn tiếp tục lừa anh khi bảo "đáo hạn ngân hàng trước mới vay được tiền ngân hàng". Đâm lao phải theo lao, anh vay mượn 928 triệu đưa Ngọc vì tin cô ta sẽ chuộc sổ đỏ, vay tiền ngân hàng. Đỉnh điểm là việc đến ngày, đến tháng những người mà anh ký kết "chuyển nhượng quyền sử dụng đất" đến đòi nhà.

Giấy trắng, mực đen rành rành là anh đã bán nhà dù với cái giá rẻ đến mức chẳng thể tin được. Hơn nữa, người mua nhà cũng đã chuyển quyền sử dụng đất sang tên họ nên anh "có cãi đằng trời". Thế là đường đường chính chính, họ trở thành chủ sở hữu thực sự trên ngôi nhà mới xây trên mảnh đất 100m2 mà nếu bình thường, nó chẳng bao giờ phải bán với giá 4,5 tỷ cả.