1. Sai lầm khi lắp đặt dàn nóng ở vị trí không thích hợp.



Dàn nóng điều hòa là bộ phận được lắp ở ngoài trời có tác dụng chuyển nhiệt nóng từ trong phòng ra bên ngoài. Thiết kế của dàn nóng khiến nó có thể chịu được mưa nắng. Việc lắp đặt dàn nóng ở nơi ánh nắng chiếu trực tiếp sẽ khiến nhiệt độ tăng cao và điều hoà phải hoạt động nhiều hơn và tiêu tốn điện năng hơn.
  • Tuy nhiên không vì thế mà bạn lại che chắn dàn nóng quá kín - hậu quả của việc che chắn dàn nóng khiến cho điều hoà nóng hơn, tốn điện hơn, thậm chí là cháy máy. Nếu không thể bố trí lắp đặt dàn nóng ở nơi thoáng mát bạn chỉ cần che để tránh ánh nắng chiếu trực tiếp được
  • Để tránh nắng, lắp dàn nóng quá xa dàn lạnh trong nhà: việc làm này cũng là 1 sai lầm lớn, bởi nó sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của điều hoà. Khi lắp đặt dàn nóng ngoài trời và dàn lạnh trong nhà cần tuân thủ khoảng cách và độ chênh lệch theo quy định của nhà sản xuất.
  • Lắp đăt nhiều dàn nóng gần nhau. Để tiết kiệm không gian cũng như để thuận tiện cho việc bảo trì nhiều gia đình lắp đặt các dàn nóng sát nhau, điều này khiến nhiệt độ sẽ tăng cao hơn nhiều, điều hoà phải hoạt động nhiều hơn - gây ra tốn điện, giảm tuổi thọ của máy.

....

2. Sai lầm khi lắp dàn lạnh.



Dàn lạnh là bộ phận được lắp đặt bên trong ngôi nhà vì vậy khi lắp đặt cần đảm bảo tính thẩm mỹ cho căn phòng nhưng chức năng chính là làm mát, điều hoà không khí trong phòng không bị ảnh hưởng.
  • Do kiểu dáng thiết kế của điều hoà không thể thống nhất được 100% tất cả các dạng kiến trúc, vì vậy nhiều gia đình chọn phương án lắp đặt tại những nơi khuất tầm nhìn, điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến chức năng làm mát, điều hoà sẽ không thể hoạt động được tối đa hiệu quả mà còn làm tắc nghẽn cuộn dây làm mát.
  • Quan điểm " nơi nóng nhất mới cần làm mát" vì thế lắp gần cửa sổ. Điều này cũng nên tránh, khi lắp dàn lạnh trong nhà cần lắp ở nơi thoáng, tránh ánh sáng trực tiếp, gần các nguồn phát nhiệt để tránh điều hoà phải hoạt động với cường độ cao - gây tốn điện.
  • Tránh lắp dàn nóng ở vị trí quá cao hoặc quá thấp, thuận tiện cho việc vệ sinh và bảo trì, qua đó giúp điều hoà hoạt động ổn định, phân bố hơi lạnh đồng đều khắp phòng.



3. Sai lầm khi chọn công suất làm lạnh.



Khi chọn mua điều hoà nhiều trường hợp chọn mua điều hoà có công suất làm lạnh nhỏ nhất để tiết kiệm chi phí, sai lầm này sẽ khiến cho điều hoà phải hoạt động liên tục, gây tốn điện nhưng hiệu quả làm mát có thể không như mong muốn.

Ngược lại, có những người lại chọn mua điều hoà có công suất lớn, khả năng làm lạnh nhanh, làm lạnh sâu như dòng điều hoà Panasonic 1 chiều giá rẻ 18000 btu hay 24000 btu để lắp cho gia đình mình với quan điểm " càng to - càng mát". Tuy nhiên, điều hoà công suất lớn hơn nhiều với diện tích thiết kế có thể xảy ra hiện tượng làm lạnh không đều và làm giảm độ ẩm trong phòng.



>>> tham khảo : Hướng dẫn cách lựa chọn công suất điều hòa phù hợp với phòng



4. Bật điều hoà cả ngày



Bạn nên sử dụng chế độ hẹn giờ bật điều hoà trước khi bạn về nhà tầm 10 phút,. Cách này vô cùng tiết kiệm hơn là bạn cứ để máy lạnh hoạt động suốt cả ngày

5. Đặt nhiệt độ quá lạnh
Cơ thể tiếp xúc với môi trường có sự chênh lệch lớn về nhiệt độ sẽ khiến mồ hôi không thoát ra ngoài gây ảnh hưởng đến trung khu thần kinh. "Cơ thể có biểu hiện mệt mỏi, lờ đờ, đau đầu, chóng mặt. Nặng có thể làm nhịp tim và hơi thở lúc đầu nhanh, sau đó chậm dần, khó thở, thậm chí dẫn đến trạng thái hôn mê, tử vong. Đặc biệt nguy hiểm hơn với những người có sức đề kháng yếu, nhất là trẻ nhỏ, người cao tuổi”, Do đó, Nhiệt độ thích hợp trong phòng điều hòa không cách biệt quá 5 độ C đối với ngoài trời.


6. Điều chỉnh nhiệt độ đột ngột



Nếu bạn cảm thấy nhiệt độ chưa ổn thì cũng đừng cố điều chỉnh tăng hạ nhiệt một cách đột ngột. Việc điều chỉnh nhiệt độ tăng giảm đột ngột không làm thay đổi nhiệt độ trong phòng ngay lập tức mà nó lại còn làm tốn điện hơn.



7. Đóng cửa suốt khi sử dụng điều hòa nhiệt độ.



Không khí trong phòng kín có thể ô nhiễm hơn không khí bên ngoài gấp 2-5 lần! “Vì vậy, tuy bạn vẫn nên hạn chế đóng mở cửa phòng để không khí lạnh không thất thoát, nhưng đừng nên để không khí trong phòng trở nên quá bí, gây hại cho sức khỏe.”

Khoảng 15-30 phút, bạn nên mở cửa phòng để căn phòng được “thở”, thoặc là không khí mới cho căn phòng. Khi mua máy điều hòa không khí, bạn nên chọn những dòng máy máy lạnh thế hệ mới, trang bị thêm các chức năng lọc khí và diệt khuẩn cho không khí.



8. Không tận dụng được hết hiệu năng máy điều hòa không khí thế hệ mới



Nhiều gia đình đầu tư tiền để đổi điều hoà thế hệ mới, nhưng lại không khai thác hết những hiệu năng của máy. Điều hoà thế hệ mới có khả năng làm mát vượt trội (làm lạnh thoải mái, làm lạnh không khô) và tiết kiệm điện năng so với máy điều hòa truyền thống, ngoài ra còn được trang bị các công nghệ lọc không khí, diệt khuẩn như các dòng điều hoà Panasonic, điều hoà Đaikin, Toshiba, Gree... các tính năng này giúp làm sạch không khí trong phòng nhằm đảm bảo sức khoẻ cho các thành viên trong gia đình bạn.

Nếu bạn bỏ qua hoặc chưa biết những chức năng này, quả thực là 1 sự lãng phí đáng tiếc.